Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Cách sử dụng dầu tràm Huế hiệu quả

Như chúng ta đã biết tinh dầu tràm Huế nguyên chất có rất nhiều tác dụng rất tốt cho trẻ sơ sình, trẻ nhỏ và phu nữ mang thai; tất nhiên, người lớn cũng dùng rất hiệu quả. Một số công dung nổi bật của dầu tràm là hỗ trợ điều trị cảm nhạo, phong tàn, nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, kích thích hô hấp, làm sảng khoái khi mệt mỏi… Tuy nhiên cách sử dụng dầu tràm sao cho hiệu quả không phải ai cũng biết hoặc biết cách sử dụng nhưng chưa dùng hết các công dụng tuyệt vời của dầu tràm. Chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng dầu tràm sao cho hiệu quả nhất.
Tinh dầu tràm có nhiều tác dụng tốt cho các mẹ có con nhỏ
Cách sử dụng dầu tràm

Cách sử dụng Dầu tràm Huế:

– Thoa gan bàn chân, bàn tay… để giữ ấm cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ và bà bầu khi đi ra ngoài trời lạnh và những lúc thời tiết chuyển mùa.
– Xông phòng để giữ cho không khí khô thoáng, trong sạch.
– Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng để giảm khò khè, nghẹt mũi..
– Tắm nước ấm có pha thêm dầu giúp giữ ấm cơ thể vào mùa đông (đặc biệt đối với trẻ sơ sinh) và giúp cơ thể thoải mái sau ngày làm việc căng thẳng hay chơi thể thao mệt mỏi.

Cách sử dụng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

– Khi dùng dầu tràm cho bé sơ sinh mẹ nên đổ dầu tràm vào lòng bàn tay xoa hai tay vào nhau rồi thoa lên da bé, nếu kết hợp với kỹ thuật masage càng tốt. Phương Pháp này chỉ để đề phòng với một số bé có da nhạy cảm, vì dầu tràm được xem là loại lành tính, rất nhiều công hiệu mà không có phản ứng phụ. Bên cạnh đó nó còn làm ấm người nhưng không có tính nóng, rất an toàn cho sức khỏe em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.
– Khi bé bị sổ mũi, tối trước khi đi ngủ đổ một lượng tràm kha khá ra lòng bàn tay mẹ, chà xát lên gan bàn chân bé, đổ một lượng ít hơn ra lòng bàn tay thoa lên ngực, lưng.
– Nếu bé bị ho có thể thoa ở lưng lâu một tí vì ở lưng gần phổi việc chà xát sẽ làm ấm phổi, giảm ho cho bé.
– Dùng dầu tràm để xông phòng giúp không khí trong sạch để trẻ nhỏ không bị các bệnh về đường hô hấp.
– Khi bé bị nghẹt mũi, bạn cho ít dầu tràm vào ngón tay rồi đưa qua đưa lại trên mũi bé cho bé ngửi hay bạn có thể bôi vào yếm ăn của bé để dầu xông lên mũi giúp bé đỡ ngạt mũi.
– Khi bé bị đầy hơi, khó tiêu bạn thoa dầu tràm lên vùng bụng, tránh để dầu rơi vào rốn và massage vùng bụng cho bé theo chiều từ ngoài vào trong, theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp bé hết đầy hơi.

Cách sử dụng đối với người mang thai và người sau khi sinh:

– Khi mang thai hay sau khi sinh xong cơ thể còn đang yếu, để tránh bị cảm, bị gió khi đi ra ngoài trời lạnh, dùng dầu tràm thoa vào gan bàn tay, bàn chân, mang tai.
– Thoa vào những chỗ đau nhức để giảm mệt mỏi.
– Hòa chung với nước ấm dùng để xông người thư giãn.
– Sau khi sinh xong, việc bị tóc rụng là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với chị em. Để khắc phục tình trạng này, bạn dùng hòa một ít dầu tràm với dầu gội đầu để giảm rụng tóc.
– Trị mụn: Dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
Lưu ý : khi thoa ở lưng nên thoa hai bên sống lưng, tuyệt đối ko thoa giữa xương sống lưng của bé. Đối với bé những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi đeo tất đi ngủ.
– Đối với những gia đình ở các vùng quê hoặc ven sông hay có gió lạnh dầu tràm sẽ giúp thanh lọc không khí và bảo vệ sức khỏe cả nhà.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Những cách dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh và bà bầu hiệu quả

Trong khoảng 10 năm gần đây, dầu tràm Huế không còn là thứ dược liệu hiếm và xa xỉ như trước mặc dù đây là thứ dầu được chưng cất dễ dàng trong dân gian và vốn được lưu truyền rộng rãi. Cùng với sự phát triển của Internet và đặc biệt là các mạng xã hội, kiến thức sử dụng dầu tràm đã được phổ biến đến rộng rãi người dân, nhất là chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc nuôi con nhỏ.
Tuy nhiên, sử dụng dầu tràm thế nào cho đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất cho từng trường hợp (nhất là với trẻ nhỏ), không phải mẹ nào cũng biết. Dầu tràm Huế Thúy Phương sẽ tổng kết ra đây 5 cách dùng phổ biến nhất với các trường hợp nên sử dụng dầu tràm thay vì làm dụng thuốc tây hoặc kháng sinh để các mẹ an tâm hơn khi chăm sóc bản thân và em bé.

Xoa dầu tràm Huế lên trực tiếp cơ thể

Xoa (hay miền trong thường gọi là xức) dầu tràm huế lên cơ thể là cách dùng phổ biến nhất. Cách này áp dụng được với trẻ từ 1 tuổi trở lên, người lớn và người già. Vị trí xoa thường tránh các vùng da có niêm mạc mỏng như mắt, hậu môn, cơ quan sinh dục, vết thương hở.
Nên cất 1 lọ dầu tràm trong nhà khi có con nhỏ 4
Đối với từng trường hợp, sẽ xoa vào các vị trí khác nhau. Ví dụ:
  • Nếu bạn bị bầm tím, sưng do va đập, xoa trực tiếp lên vết thương, sẽ rất mau lặn và giảm đau nhức.
  • Xoa vào cổ, mang tai, mũi, ức, lòng bàn tay, lòng bàn chân nếu bị trúng gió, cảm cúm hoặc để phòng ngừa tai biến vào mùa lạnh ở người già.
  • Xoa vào các vết sưng ngứa do côn trùng cắn, muỗi đốt sẽ giúp giảm đau và mau tan vết sưng.

Xịt dầu tràm Huế ra không khí để khử mùi

Thời tiết giao mùa, những hôm trời nồm sẽ khiến căn nhà ẩm ướt, về lâu dài sẽ sinh nấm mốc, ẩm, có mùi hôi. Dầu tràm Huế vốn có tính ô xi hóa mạnh nên sẽ tiêu diệt nấm mốc và các loại vi khuẩn gây mùi trong không khí giúp giảm hẳn mùi hôi hám. Cách xịt đơn giản nhất là sử dụng chai đã gắn nắp xịt sẵn của dầu tràm Huế  Thúy Phương rồi xịt thẳng vào khu vực cần khử mùi và tiêu diệt nấm mốc.
Hướng dẫn dùng dầu tràm đúng cách cho trẻ em 1
Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, thường không xoa dầu tràm trực tiếp lên bé. Vì thế có thể sử dụng loại chai nắp xịt phun sương để xịt lên quần áo, chăn gối, vừa giúp bé thẩm thấu dầu tràm một cách từ từ, vừa có tác dụng xua đuổi muỗi và các loại côn trùng không cho lại gần bé.

Pha dầu tràm vào nước tắm để giữ ấm cơ thể

Mùa lạnh, cho bé tắm xong, nhà có điều kiện thì bật quạt sưởi (có thể khiến bé khô da), nhà không có điều kiện thì đóng kín cửa ngăn ngừa gió máy. Tuy nhiên, thay đổi môi trường nhiệt độ từ chậu tắm ra bên ngoài sẽ có nguy cơ khiến trẻ cảm lạnh hoặc người già bị tai biến. Việc pha từ 5 – 10 giọt dầu tràm Huế vào nước tắm là một cách giữ ấm cơ thể, ổn định huyết áp và phòng chống cảm lạnh cho trẻ nhỏ và người già.
Nên cất 1 lọ dầu tràm trong nhà khi có con nhỏ 3
Không những thế, cách này giúp cơ thể em bé hoặc người già thơm tho, góp phần ngăn muỗi và các loại côn trùng không cho đến gần để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm.

Hòa dầu tràm vào nước để uống

Cách này thường ít sử dụng, tuy nhiên trong trường hợp đau bụng gió (trời lạnh ăn mặc hở hang, ra ngoài bị nhiễm lạnh khiến bụng đau quặn ko phải do thức ăn hay vấn đề tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác), có thể nhỏ 2 – 3 giọt dầu tràm Huế vào cốc nước ấm rồi uống. Vị dầu sẽ hơi nóng, cay và có tác dụng trực tiếp khiến cơ thể nóng bừng lên, góp phần kéo bạn thoát khỏi tình trạng bị nhiễm lạnh.
Dùng dầu tràm chữa ngạt mũi cho trẻ em
Uống dầu tràm cũng là 1 cách để chữa viêm họng mà không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, bạn phải sử dụng đúng loại dầu tràm chất lượng, không sử dụng các loại dầu pha, nấu bằng nhiều loại lá cây khác nhau tạo màu, tạo mùi. Tuyệt đối tránh các loại dầu tràm được làm giả bằng cách trộn hóa chất.

Để mua hàng, bấm vào đây gọi Hotline: 0985661417 hoặc bấm vào nút đặt hàng dưới đây:
Sau khi nhận được đơn hàng của bạn, chúng tôi sẽ chuyển hàng cho bạn rồi mới thu tiền hoặc bạn sẽ phải chuyển tiền trước, nếu:
  • Đơn hàng của bạn có giá trị không quá 500.000đ, chúng tôi sẽ giao hàng tận nhà rồi mới thu tiền
  • Đơn hàng của bạn từ 500.000đ trở lên, bạn sẽ chuyển tiền trước rồi mới nhận được hàng

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Làm dâu đất Huế

Nói 1 cách công bằng thì em lừa được giai Huế các mẹ ạ.


Thế là gái son Nam Định 1 thân 1 mình vào miền Trung bắt chồng. Quê chồng toàn đá tổ ong, giáp Quảng Trị 10Km, cách kinh thành 40Km, nắng thì vỡ đầu, mưa thì mốc meo hết cả người. Được cái quê chồng nhiều cây hơn Hà Nội, gần nhà có suối nước nóng, có đồi thông vi vu trong lành và nhất là từ khi về quê chồng, em đã biết ăn cay, biết nấu bún bò, biết làm tranh thêu.


Con gái em đấy. Xinh không? ^^
Ở đây có mẹ nào lấy chồng Huế hoặc quê Huế không? Cả nhà em đang ở Hà Nội, cơ mà mùa nắng như này nhớ Huế kinh lên được. À quên, nói tiếp chuyện làm dâu nhỉ.

Nhà chồng em ở quê, cũng chả hiểu là khu vực miền núi hay trung du của đất Huế. Chỉ biết là về tới nhà chồng phải đi 10Km từ Ql 1A, đường ngoằn ngoèo, 2 bên nhiều cây to (đi buổi đêm sợ bỏ mịa), có khúc thì toàn mùi cứt trâu nồng nàn (gần đó có xóm chuyên chăn trâu và nuôi trâu thuê, ngày nào cũng dắt trâu đi thả nên chúng nó ị đen cả 1 đoạn đường), qua 2 con dốc cao vật vã, qua 4 cái cầu con con có tên buồn cười lắm (cầu ông Buôi, cầu Khe Mạ gì gì đó đọc vẹo cả môi, nhọn cả mồm). Qua 2 cánh rừng cao su và 1 mỏ đá để làm xi măng thì về tới nhà chồng.

Các mẹ thấy em giỏi săn bắt chồng không?

Trên đường về nhà chồng, 2 bên hoa sim, hoa mua tỏa hương ngát mũi. Ngoài 2 loài hoa này thì thỉnh thoảng có mùi hoa dẻ thơm ngào ngạt, mấy lần định liều phi vào bụi xem hoa ở đâu nhưng rồi em sợ rắn nên cóc dám vào. Cơ mà thơm lắm. Nhất là lúc đang banh mũi ra hít hà mùi hương hoa đồng nội thì bị mùi hương cứt trâu xộc vào, cứ gọi là phê lòi mắt các mẹ ạ.

Mẹ chồng em người Nghệ An, bố chồng người Thanh Hóa, 2 em trai của chồng hơn tuổi em nhưng phải gọi em bằng chị. Tất nhiên!

Hai em trai chồng đi làm ăn trong Sài Gòn. Tết vừa rồi cả nhà sum họp đầy đủ, cảm giác như có đại hội thanh niên phụ lão toàn quốc 3 miền ấy. Giọng Nam Định của em, giọng vịt đực chả biết ở nơi nào của lão chồng (lão ấy bị pha giọng), giọng Thanh Hóa của bố chồng, giọng Huế của mẹ chồng, giọng miền Nam lơ lớ của 2 chú em vì ở trong Sài Gòn lâu quá, và cả giọng bi bô của con Gấu nhà em nữa. Rộn ràng như 1 đàn chim.

Quê chồng em ăn cái gì cũng cay, cái gì cũng có màu đỏ (dùng ớt bột làm màu). Củ lạc thì gọi là củ đậu, quả dứa thì gọi quả thơm, vừng thì gọi là mè, dưa cải thì muối cả cây, cà thì muối cả quả (quả cà to bằng nắm tay ấy, không phải loại cà pháo bé tẹo tròn tròn đâu nhé), có món củ kiệu muối chua ăn ngon cực, mắm ruốc nhìn “hay” hơn mắm tôm ngoài Bắc (ko dám so sánh độ ngon ạ, chỉ so sánh độ “hay”), canh cá nấu cũng khác ngoài Bắc. Nói chung là cái gì cũng cay 1 tí, ngọt 1 tí, chua 1 tí, ít màu mè, canh thì lõng bõng, giản đơn, món mặn thì sánh sệt đậm đà. Mới ăn thì lạ miệng, về sau quen thì đi xa bị thèm các mẹ ạ.

Ôi Huệ cụa tôi… tôi cọ Huệ tử hào….



Lão chồng em không hút thuốc lá, trước có, giờ có con gái nên bỏ (chứ cóc phải có vợ rồi bỏ). Nhưng mấy Dì mấy Mệ hàng xóm hút thuốc lá. Phụ nữ hút thuốc trông cũng sành điệu. Thuốc lá là cái lá khô, cuộn lại như cái tổ sâu (các mẹ sợ sâu thì cứ liên tưởng cái kèn lá chuối hồi bé hay chơi sẽ hiểu) rồi đốt lên, mút duyên dáng như đàn ông mút xì gà vậy. Khói mù, khét mù. Ai hút thuốc cũng hôi mù. Mấy Dì ngậm điếu thuốc sành điệu theo kiểu: cứ để cái đuôi cục thuốc dính vào mép, lâu lâu bậm môi, điếu thuốc ngóc lên, rít 1 hơi, phì ra khét lẹt. Chả thấy dùng tay cầm thuốc như đàn ông hút Vina hay các loại thuốc khác. Các Dì các Mệ ai hút thuốc cũng sống lâu, chả thấy đi viện. Thế mới tài.

Trong này không thấy hút thuốc lào.

Huế có 2 mùa mưa và nắng. Nắng thì nắng vỡ đầu, lão chồng em ra nắng 2 ngày đen như con chó mực. Mỗi lần ra nắng về, nhất là ban đêm, người đen xì, răng trắng ởn, mắt long lanh. Em giật mình mấy lần khi thấy lão ấy.

Ở đây phụ nữ thường đội nón lá, mặc áo giống giống kiểu bà ba và quần lụa. Giống lụa thôi, ko phải lụa, vải satanh, ống rộng, trông rất mát, bên ngoài khoác cái áo để chống nắng, đội nón (và 1 số thì ngậm cái thuốc lá ở miệng như đã nói ở trên). Nói chung là khó mô tả đoạn này, cơ mà rất ấn tượng, đại khái gặp phát nhận ra ngay, mỗi tội khó mô tả. Các mẹ thông cảm, em ít chữ nghĩa.

Người ta thường đội nón lá đi giữa trời nắng chang chang trên đồi cây gần nhà em để hái 1 thứ lá gọi là lá tràm. Tràm này không phải cây keo lá tràm. Nó là loài cây thấp thấp, vỏ mốc, bên ngoài khô thì bong tróc thành từng lớp, lá dẹt, dày, có mùi thơm hăng hắc dễ chịu. Họ hái cái lá này về để ép làm dầu, gọi là dầu Tràm. Dầu Tràm thì ngày xưa em đọc vài bài báo, nghe nói các cụ xa xưa còn dùng để ướp xác, xác ướp người Việt cổ được bảo dưỡng xịn lắm thì phải, các nhà khoa học còn sửng sốt gì đó nữa. Thấy bảo là do dầu tràm có tính khử khuẩn mạnh. Đoạn này thế thôi, em sợ ma, không mô tả nữa.

Cơ mà con Gấu nhà em mùa Đông vừa rồi sốt mọc răng bị tịt mũi, em thấm 1 tí tẹo vào tay rồi vuốt lên cổ áo (mẹ chồng bảo không bôi trực tiếp) nó, mùi dầu xông lên nó thông được mũi, ngủ 1 mạch từ đêm đến sáng.

Họ lấy lá này về rồi ép rồi nấu thành dầu, nhiều công đoạn và vất vả phết. Em thấy họ nấu rồi (mấy lần về quê theo lão chồng đi bắt ếch với kích cá ngoài ruộng nên được chứng kiến). À, nhắc tới chuyện bắt cá bắt ếch, ở quê em môi trường còn trong lành, đi gặt thấy ục ục dưới ruộng lấy liềm mổ 1 phát là bắt được con cá chuối to bằng bắp tay về kho tiêu kho ớt.

Ốc ếch gì đó thì khỏi bàn rồi. Chồng em mấy lần mang kích đi kích cá với bạn được cả chậu (cái chậu to đùng giặt quần áo các mẹ hay dùng á, đổ ra gần đầy 1 chậu đó đủ các thể loại luôn). Nghe nói mấy lần điện giật cho đơ người, “trym” teo mất mấy ngày.

Mô tả như này cho các mẹ dễ hình dung về độ trong lành quê chồng em nhé: Sông dài, nước trong xanh, sâu vừa phải, mùa hè đi đường nắng bảo đảm cả mẹ nhìn thấy chỉ muốn lao ùm xuống ngâm.

Ở đây có mẹ nào du lịch Huế chưa? Nếu vào đại nội và thuê Tour guider thì sẽ được nghe họ mô tả về khu vực nhà bếp của Vua, quy trình nấu ăn, thử độc và chế độ ăn uống của Hoàng tộc ngày xưa. Nói chung nghe xong là thấy thèm nhưng cũng thấy sợ, gì chứ giờ chồng em mà làm Vua chắc em bảo chồng từ ngai về quê ở ẩn cho đỡ sợ. Vua gì mà lúc nào cũng sợ bị cho ăn cơm trộn thuốc chuột.



À, sợ thì sợ nhưng em khoái món trà của Vua ngày xưa uống thôi, giờ hay gọi là Trà Cung Đình, mọi người ai đi du lịch cũng thường mua về. Trà này uống hay, ngọt nhẹ, thơm, màu đẹp, không chát, dễ ngủ, uống lạnh rất sướng mồm. Chắc mẹ nào uống rồi sẽ biết cảm giác nhỉ.

Nhắc tới em lại khát nước các mẹ ạ.

Nói chung là thấy quảng cáo hàng tá tác dụng, cơ mà em thì chỉ khoái vì uống sướng mồm, ngon, rẻ hơn chè chát (em hay gọi là chè thường, chè Thái Nguyên em uống vào cũng thấy ngang ngang với cái loại mà hay bán dọc đường á. Mồm miệng vị giác kém, không biết thưởng trà.

Nói thật, pha ấm chè thường xong không hiểu sao cứ liên tưởng tới vỉa hè và mùi thuốc lá + tiếng chửi tục ở quán trá đá ngoài đường hồi SV hay bị tra tấn khi đi cùng lão chồng. Em giờ chỉ thích món trà này thui.

Quên mất, trở lại chuyện làm dâu. -_-

Chả biết các mẹ thế nào chứ ở trong này em được nhiều người quý. Chắc tại con gái xứ Bắc nghe giọng lạ nên mọi người hay sang chơi để nghe em nói cho vui tai, tối về dễ ngủ. Mỗi lần em nói chuyện, các Dì các mẹ cứ nhìn vào mồm em làm em lại cứ hay phải soi gương. Chắc tại khẩu hình nói giọng Bắc và giọng Huế khác nhau các mẹ ạ. Cái này em chưa có dịp kiểm chứng, vì em không dám nhìn vào mồm người khác khi nói chuyện. Em là dâu mới, em phải nết na, thùy mị, tinh tế, dịu dàng chứ. He he :3 :3 ♥

Ui, thôi để dành hôm sau kể tiếp. Em câu Like thế thôi. :D :D :D

Nhân đây em thông báo em đang định phân phối DẦU TRÀM NGUYÊN CHẤT và TRÀ CUNG ĐÌNH xịn ở Hà Nội nhé. (y)

Dầu tràm nguyên chất có màu xanh nhạt nhẹ nhẹ, mùi khác mùi mọi người vẫn mua ngoài thị trường (dầu đó họ chưng cất loãng hơn), cho vào nước thì dầu nổi lên trên nước, giá đắt hơn, đậm đặc hơn. (y)

Trà Cung Đình thì khỏi nói nhiều vì khá phổ biến. Hè này mua về, pha rồi cho vào tủ mát, uống thay nước lọc, dùng mời khách thì quá tuyệt và nếu dùng làm quà biếu/tặng thì rất hợp lý vì bao bì rất đẹp. (y)

Em đổ buôn và bán lẻ. Làm ăn buôn bán tại nhà đàng hoàng tử tế, ở nhà chăm con là chính, buôn bán là phải xác định phụ vụ các mẹ là chính. Còn thời gian cơm nước giặt giũ kẻo chồng bỏ (câu được giai, bắt được chồng không có nghĩa là nó ở cạnh mình các mẹ ạ). :3

GIẢM GIÁ 5% cho mẹ nào CÙNG QUÊ NAM ĐỊNH với em nhóe. :D

Ai có nhu cầu thì alo em: 098.566.1417

Em tên Phương, sinh năm 91 cho tiện xưng hô.